Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Rio De Janeri của đất nước Brazil vào đúng ngày 11 tháng 11. Có lẽ bạn sẽ không thể từ chối một lần hòa vào dòng người đông đúc, những vũ điệu Samba sôi động đầy màu sắc của vũ hội Carnival. Hoặc nếu bạn đi Thái Lan vào dịp tháng 4 bạn sẽ được hòa vào không khí vui nhộn của lễ hội té nước Sronngkan vô cùng nổi tiếng ở xứ Chùa Vàng.
Ngay tại Việt Nam cũng có vô vàn những lễ hội địa phương độc đáo thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đi du lịch lễ hội không biết từ bao giờ đã trở thành một trào lưu thú vị của giới trẻ. Vậy du lịch lễ hội là gì? Hãy cùng CoupleTX khám phá khái niệm này qua bài viết sau đây!
Du lịch lễ hội là gì?
Du lịch lễ hội là một trong những hình thức du lịch có mặt sớm nhất trên thế giới. Những chuyến đi Grand Tour vào thế kỷ 18 của giới thanh niên quý tộc ở Bắc Âu đánh dấu cho loại hình này. Họ có nhu cầu di chuyển đến các quốc gia khác để khám phá, trải nghiệm và học tập văn hóa – nghệ thuật. Vậy chúng ta có thể hiểu du lịch lễ hội là gì?
Bất cứ một vùng đất nào cũng đều có cho riêng mình một nền văn hóa và những lễ hội độc đáo. Chính những yếu tố này làm nên sự đặc biệt cho chuyến du lịch của các du khách bốn phương. Du lịch lễ hội là những tour du lịch hoặc chuyến du lịch tự túc nhắm đến một lễ hội văn hóa của địa phương nào đó. Có thể nói du khách vì lễ hội này mà đến vùng đất đó nhằm mục tiêu tìm hiểu, cảm nhận, học hỏi những giá trị văn hóa, phong tục tập quán, đời sống lao động sản xuất của cư dân địa phương.
Ở một đất nước giàu bản sắc văn hóa truyền thống như Việt Nam, loại hình du lịch lễ hội có điều kiện để phát triển bền vững và mạnh mẽ. Nhiều lễ hội lớn đáp ứng được trọn vẹn những yêu cầu về tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh, kiến trúc, cảnh quan, diễn xướng, trò chơi, phần lễ - phần hội, sự đông đúc, sự vui vẻ, sự uy nghiêm,… Vì vậy, có thể khai thác để trở thành những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng bậc nhất không kém cạnh các nước bạn.
Những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam
Cộng đồng người Việt trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trên khắp dải đất hình chữ S đã hình thành đến hơn 8000 lễ hội dân gian lớn nhỏ. Mỗi một lễ hội lại gắn liền với di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ngoạn mục. Vì vậy, rất nhiều nơi đã trở thành điểm du lịch lễ hội – tâm linh – văn hóa thu hút hàng ngàn du khách.
Trong số đó có 5 lễ hội “đặc biệt lớn” mà có lẽ một người con đất Việt, bạn cũng ít nhất một lần được nghe nhắc đến. CoupleTX soạn sẵn 5 địa điểm để bạn có thể khám phá trong những chuyến du lịch lễ 30/4, du lịch lễ quốc khánh,…
1. Lễ hội Đền Hùng
“Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Lễ hội Đền Hùng là quốc lễ lớn nhất của nước mình nhằm tưởng nhớ công ơn xây dựng đất nước của các vị Vua Hùng xa xưa. Lễ hội kéo dài từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hầng năm, tại khu đất Tổ vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Một lễ hội hết sức thiêng liêng để tưởng nhớ về quê cha đất tổ khởi nguồn của dân tộc Việt.
Lễ hội Đền Hùng có phần lễ và phần hội đặc sắc với nhiều nghi thức, hoạt động sôi nổi. Du lịch lễ hội Đền Hùng cực kỳ phát triển với khoảng 4 triệu du khách tham dự mỗi năm.
2. Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ
Đây là một trong những lễ hội du lịch thiêng liêng, nổi tiếng về độ thần bí và có quy mô lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/4 hàng năm ở vùng Châu Đốc – An Giang. Lễ hội thu hút hơn 2,5 triệu du khách hành hương về tham dự, cầu vía Bà Chúa cho một năm an lành, làm ăn mưa thuận gió hòa.
Bên cạnh tour du lịch lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ bạn cũng đừng quên ghé thăm rừng tram Trà Sư – điểm check-in nổi bần-bật của giới trẻ và nhiều danh thắng hấp dẫn bậc nhất ở An Giang nhé!
3. Lễ hội Núi Bà Đen
Mùa xuân hàng năm hơn 1,5 triệu du khách đó đây lại đi du lịch lễ hội Núi Bà Đen. Một ngọn núi cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ, nơi tọa lạc nhiều am miếu thờ các vị thần linh nổi tiếng linh thiêng. Trong đó Điện Bà nằm ở lưng chừng núi thờ vị Linh Sơn Thánh Mẫu cực kỳ thiêng, chỉ cần du khách thành tâm khấn nguyện sẽ được bà ứng nguyện.
4. Lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất của nước ta. Khu di tích Yên Tử ở Quảng Ninh là nơi đầu tiên ra đời của dòng Phật giáo Thiền Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập.
Dân gian có câu: “Trăm năm tích đức tu hành/Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Hành trình về với Yên Tử được coi là hành hương về với đất Phật ở nước Việt mình. Nơi bạn tìm lại một chút tịnh tâm yên lòng. Hơn 1,5 triệu lượt du khách ghé về đây mỗi năm không chỉ thăm viếng địa điểm tôn giáo linh thiêng, gửi gắm những ước nguyện. Mà còn được dịp hòa mình vào thiên nhiên mây trời xanh ngát, phóng tầm mắt nhìn ra vịnh Hạ Long tuyệt đẹp.
5. Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương không đâu xa mà ở ngay Thủ đô Hà Nội. Lễ hội này bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến đầu tháng 3 âm lịch. Mùa trẩy hội chùa Hương du khách không những được viếng thăm cảnh chùa thanh tịnh, tìm lại chút an nhiên trong tâm hồn. Mà còn có dịp thăm viếng những hang động và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.
Lời kết
Có lẽ những chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn hiểu hơn du lịch lễ hội là gì? Và có những lễ hội du lịch nào lớn nhất ở Việt Nam? Hãy ăn mặc thật gọn gàng – trẻ trung – năng động – lịch sự cùng những trang phục áo thun, quần jeans, áo khoác chống UV cao cấp của CoupleTX. Để đi đến những lễ hội, đền chùa, đình miếu uy nghiêm bậc nhất ở nước mình và gửi gắm niềm ao ước của bạn nhé! Chúc cho điều bạn nguyện cầu được ứng nghiệm!