Thời trang bền vững không chỉ là “sân chơi” cho các nhãn hàng xa xỉ mà đang đến gần hơn với đại đa số người dùng nhờ các thương hiệu bình dân.
Thời trang bền vững hiện nay không chỉ dành cho những nhãn hàng xa xỉ, trên thực tế, các nhãn hàng nội địa đã bắt đầu chú ý đến việc vận hành theo hướng bền vững với các mặt hàng thời trang có giá mềm và nhiều sự lựa chọn hơn.
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng các sản phẩm của thời trang bền vững đều rất đắt tiền. Đơn cử như những sản phẩm được làm từ nylon tái chế hay các nguyên liệu thân thiện với môi trường đều mất nhiều thời gian cho khâu chọn lọc, sản xuất, tái chế,… Hơn nữa, các sản phẩm bền vững đều đang gánh chi phí để chi trả cho những chính sách xây dựng thương hiệu theo hướng thời trang này.
Theo chuyên gia tài chính người Mỹ, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu lên đến khoảng 5% tiền lương của mình cho các mặt hàng thời trang, đặc biệt là quần áo. Tức là với mức lương khoảng 3.000 đô la Mỹ một năm (thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam năm 2019), mỗi người có thể chi tiêu 150 đô la cho quần áo. Đối với hầu hết người Việt, việc chi tiêu cho các thiết kế bền vững gần như là không thể.
Tuy nhiên, không phải cứ trả tiền nhiều cho một món thời trang sẽ đồng nghĩa với việc giúp bảo vệ môi trường. Bởi trong thị trường thời trang xa xỉ, đồ trang sức, vật liệu da đều là tác nhân gây hại cho môi trường. Trang phục thiết kế có thể đắt hơn nhưng doanh nghiệp vẫn không trả mức lương phù hợp, thậm chí là không đạt được mức thu nhập tối thiểu cho người lao động.
Tiến độ của việc xây dựng sự bền vững của các doanh nghiệp thời trang nội địa tuy chậm, nhưng các hoạt động tích cực có liên quan đang trở nên phổ biến hơn. Nhiều nhãn hiệu, trong đó có cả Couple TX đang tập trung nhiều hơn vào các chất liệu an toàn với môi trường (như: vải cotton, vải lanh, vải café, vải nhựa tái chế), hạn chế thải độc hại để sản xuất các loại quần áo bền vững, có thể đến được tay của đại đa số người tiêu dùng. Ngoài ra, vào tháng 7 hàng năm, Couple TX cũng đã tổ chức hoạt động Áo khoác cũ đổi mới nhằm thu gom và tái chế áo khoác cũ từ người tiêu dung, vừa giúp hạn chế sản phẩm thải ra, vừa đem tặng cho những hoàn cảnh kém may mắn.