Thời trang bền vững – Một khái niệm tích hợp của “thời trang” và “bền vững”. Đang tạo thành một xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thời trang. Vậy thời trang bền vững (TTBV) là gì? Tại sao chúng ta nên đi theo xu hướng TTBV. Và lý do gì nó sẽ là xu hướng tất yếu của tương lai? Cùng Couple TX khám phá ngay những điều thú vị của trào lưu này bạn nhé!
Khái niệm thời trang bền vững
Tính bền vững trong thời trang đã được nêu ra từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Mãi cho đến tận ngày nay khái niệm này mới được đẩy lên cao trào. Khi có sự góp mặt của Liên Hợp Quốc, nhiều nhà mốt hàng đầu thế giới và sự tỉnh thức của người tiêu dùng. Vậy thời trang bền vững là gì?
TTBV hay còn gọi là sustainable fashion (eco fashion) được hiểu là sử dụng chất liệu an toàn, có khả năng phân hủy hoặc tái sử dụng. Quy trình sản xuất đảm bảo giảm thiểu chi phí tài nguyên, hạn chế xả thải ra môi trường. Trong khi đó tuân thủ quy tắc đạo đức và công bằng xã hội.
Chính vì vậy, xu hướng TTBV đã và đang cải thiện mạnh mẽ trong cơ cấu ngành thời trang. Xu hướng này xóa bỏ những bất cập tồn tại lâu đời trong ngành công nghiệp này. Chẳng hạn như:
- Thời trang nhanh (fast fashion) đã tiêu tốn quá nhiều nước và tài nguyên thiên nhiên.
- Hóa chất độc hại của ngành thời trang đã khiến môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
- Sản phẩm dư thừa, tồn kho, bị vứt bỏ một cách vô đạo đức ra môi trường. Thật đáng giận khi những sản phẩm bỏ đi này mất hàng triệu năm để phân hủy.
- Người lao động trong ngành thời trang bị đối xử bất công, áp bức, trả lương dưới mức trung bình là không hề hiếm gặp.
- Ngoài ra, còn có bóc lột lao động trẻ em. Rất nhiều trẻ em ở các quốc gia Kenya, Ấn Độ, Kazakhstan, Zambia, Zimbabwe, nhiều nước khác ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ… Buộc phải thôi học để đi thu hoạch bông trong những mùa hè.
Như vậy, đã đến lúc ngành thời trang cần đi theo một con đường mới. Không chỉ chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên Trái Đất cho các thế hệ tương lai. Mà sâu xa hơn còn là vì một sự công bằng xã hội trên khắp hành tinh.
Tại sao bạn và tôi nên đi theo xu hướng thời trang bền vững?
Chưa bao giờ làn sóng đấu tranh, kêu gọi hành động vì môi trường dâng cao mạnh mẽ như hiện nay. Bởi lẽ mẹ thiên nhiên đã lên tiếng đáp trả qua những đòn thiên tai quá mức tưởng tượng của con người. Với tư cách là một nhà sản xuất, nhà thiết kế, nhà phân phối hay một người tiêu dùng. Bạn có biết ngành công nghiệp thời trang đang là một gánh nặng đối với môi trường?
Theo thống kê của Chương trình Môi trường LHQ, ngành công nghiệp thời trang đang:
- Tiêu thụ nước nhiều thứ 2 trong số các ngành công nghiệp.
- Chiếm 8 – 10% lượng khí thải carbon (khí thải nhà kính) trên toàn cầu.
- Những sản phẩm sau mùa mốt (hot-trend) bị bỏ lại, xả ra môi trường, càng đè nặng thêm những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện thời. Mà hậu quả có lẽ còn tồn tại đến vài triệu năm nữa.
Mô hình TTBV ra đời trong yêu cầu cấp thiết phải chung tay bảo vệ môi trường. Tiết kiệm nguồn tài nguyên. Hãy đối xử công bằng với hành tinh này của chúng ta. Và xu hướng thời trang này đang được toàn thế giới ủng hộ.
Bởi lẽ:
- Nó góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng của thời trang lên hệ sinh thái.
- Nó hướng đến khả năng tái chế, tiết kiệm nước và tài nguyên thiên nhiên.
- Nó hướng đến sử dụng vải/sợi tái chế, có khả năng tự phân hủy, giảm bớt gánh nặng xả rác thải thời trang ra môi trường.
- Nó ủng hộ sự công bằng về tiền lương và phúc lợi cho công nhân trong các nhà máy.
- Nó dần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững không chỉ trong ngành thời trang mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Như vậy, dù xuất phát từ lý do cá nhân hay chung tay vì tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại. TTBV vẫn là một xu hướng tất yếu mà tất cả chúng ta nên theo đuổi.
Các sản phẩm thời trang bền vững của Couple TX:
Thời trang bền vững: Xu hướng tất yếu của tương lai
Quay trở lại những sự kiện đầu tiên của thời trang bền vững. Đó là những thương hiệu dám lên tiếng chỉ trích tính “không bền vững của thời trang” là do: Tăng trưởng và tiêu thụ theo cấp số nhân của thời trang nhanh (fast fashion).
Hai nhãn hàng Patagonia và ESPRIT bắt đầu cải tạo chất lượng sợi của họ. Nhằm mục tiêu giảm bớt lượng hóa chất xả ra môi trường. Trong khi đó họ cũng đề cao thông điệp “tiêu dùng có trách nhiệm” đến khách hàng của mình. Gắn dòng chữ “đừng mua những món đồ này” bên cạnh sản phẩm fast fashion.
Đến năm 2012, Hội nghị Thượng đỉnh về “Tính bền vững trong thời trang” lớn nhất thế giới được tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch. Hơn 1000 đối tác trong ngành thời trang đã chính thức thảo luận và có những quyết định đầu tiên về thời trang bền vững.
Mặc dù đến nay vẫn còn rất nhiều thách thức, nhưng TTBV đã thực sự là xu hướng tất yếu của tương lai. Sustainable fashion đang đánh dấu những cột mốc lớn với sự chung ta của những nhà mốt hàng đầu thế giới.
Adidas – đế chế thời trang thể thao hàng đầu đã ra mắt hàng loạt chiến lược bền vững. Đầu tiên là chiến lược Sustainable Strategy năm 2007. Sản xuất các sản phẩm tái chế từ rác thải biển từ năm 2015. Kể từ năm 2016 hãng này chính thức loại bỏ tất cả túi nhựa ra khỏi các cửa hàng Adidas toàn cầu. Năm 2017, Adidas ra ra mắt hơn 1 triệu đôi giày làm bằng nhựa tái chế Parley Ocean. Họ cũng kêu gọi khách hàng đăng ký Adidas x Parley Run for the Oceans – Một phong trào gây quỹ nhân Ngày đại dương thế giới 2017. Cho đến 2021, tính bền vững là một trong ba chiến lược cốt lõi của thương hiệu này.
H&M là một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ đầu tiên thực hiện dự án tái chế quần áo cũ. Họ thu gom quần áo cũ từ khách hàng của mình dù chúng đến từ bất kỳ thương hiệu nào. Nguồn năng lượng tái chế này tiếp tục tham gia chuỗi cung ứng của H&M. Họ cũng là một trong những thương hiệu đầu tiên ra mắt bộ sưu tập TTBV “Conscious” trên thế giới.
Giờ đây, sau 2 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng thời trang bền vững đã thực sự “thức tỉnh” cộng đồng. Trong khi các thương hiệu cơ cấu lại hoạt động và toàn bộ khâu sản xuất hướng đến sự bền vững. Các chương trình thời trang mang lên mình “diện mạo” mới thú vị hơn.
Trong khi nhiều nhà mốt đã không thể đứng ngoài thời cuộc. Từ những nhãn hàng tầm trung như Levi’s, Nudie Jeans, SAYE, Viktor & Rolf, Tribe Alive… Cho đến những nhà mốt danh tiếng như Gucci, Prada, Versace,… Tất cả đã bắt đầu đi theo guồng quay Sustainable fashion.
Về phía khách hàng, tiêu dùng sản phẩm Sustainable fashion cũng không nằm ngoài quy luật. Người tiêu dùng đã dần chú trọng tính thực tế và bền vững của trang phục như: Tính an toàn, bền chắc, bảo vệ môi trường, khả năng tái chế.
Lời kết
Thời trang bền vững đã thực sự thức tỉnh ngành công nghiệp may mặc trên toàn cầu. Và chính nó cũng thức tỉnh “trách nhiệm của người tiêu dùng”. Một xu hướng tất yếu của tương lai giữa các vấn đề môi trường đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Và sâu sắc hơn là tính nhân văn và sự công bằng xã hội tốt đẹp trên hành tinh này.
Couple TX hy vọng bài viết đã mang đến cảm hứng tiêu dùng các sản phẩm Sustainable fashion trong bạn!